Dấu hiệu bệnh lý của bệnh đau tinh hoàn

Nhiều nam giới chủ quan khi cảm thấy đau vùng tinh hoàn (có thể một bên, hoặc cả hai bên tinh hoàn) mà không biết rằng, khi có dấu hiệu đau bất thường ở vùng tinh hoàn có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm đe dọa đến chức năng sinh sản ở nam giới. Nếu đột nhiên bạn có cảm giác đau nhói hoặc đau âm ỉ ở hai bên tinh hoàn, đừng xem thường vì nếu không can thiệp có thể bị teo tinh hoàn.


Hơn một tháng nay, chị Dương Thị H, (25 tuổi, Ba Đình, Hà Nội) thấy chồng có vẻ thờ ơ với chuyện chăn gối. Cố gạn hỏi, anh Đình N. –chồng chị mới chia sẻ rằng, anh bị đau hai bên tinh hoàn. Chị cố trấn an chồng và khuyên anh đi khám nhưng anh lại gạt đi, “chắc do đợt này lái xe đường dài ngồi nhiều nên vậy, vài bữa sẽ hết”.
Sau một thời gian, bệnh tình chẳng có tiến triển gì, mà vùng tinh hoàn còn có cảm giác sưng đau, thỉnh thoảng xuất hiện những cơn đau nhẹ. Đến lúc này, anh mới chịu đi khám. Sau khi khám và làm các siêu âm, xét nghiệm các bác sĩ cho biết anh bị viêm tinh hoàn mãn tính.
Tinh hoàn là cơ quan sản xuất ra tinh trùng cũng như hoóc môn sinh dục nam và điều chỉnh hoạt động của hệ sinh dục nam giới. Theo các bác sĩ nam khoa, tinh hoàn rất nhạy cảm do lớp da bọc bên ngoài vùng bìu rất mỏng. Do đó, cơn có thể xuất phát từ sinh lý như thói quen hằng ngày, sang chấn do tai nạn, ngã xe,…

Tuy nhiên, nhưng cơn đau vùng tinh hoàn trái và phải cũng có thể bắt nguồn từ yếu tố bệnh lý cho thấy nam giới đang mắc một trong số những bệnh lý nam khoa như:

– Xoắn tinh hoàn: Do di động của tinh hoàn trong bìu có thể gây xoắn tinh hoàn, làm tắc nghẽn mạch máu nuôi bìu. Hậu quả là làm chết các tế bào ở vùng tinh hoàn. Đây là tình trạng rất nguy hiểm, thường xảy ra ở nam giới từ 10 – 20 tuổi
– Viêm mào tinh hoàn (một hay cả hai bên). Nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm khuẩn từ bàng quang hoặc mắc các bệnh lây qua đường tình dục, người bệnh cũng có cảm giác đau vùng tinh hoàn (có thể đau một bên tinh hoàn trái, phải hoặc cả hai bên). Biến chứng viêm tinh hoàn do quai bị có thể dẫn đến teo tinh hoàn.
– Giãn tĩnh mạch thừng tinh: Đây là trường hợp giãn các tĩnh mạch nằm phía bên trên tinh hoàn, thường gặp nhất ở tinh hoàn trái. Rơi vào trường hợp này, bệnh nhân sẽ có cảm giác đau nhói ở tinh hoàn khi làm việc nặng hoặc đứng lâu.
– Viêm tuyến tiền liệt mãn tính: Viêm tuyến tiền liệt có thể gây đau một bên tinh hoàn, tinh hoàn bị đau âm ỉ hoặc đau liên tục.

Đau tinh hoàn nếu như kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt nam giới cần đi khám ngay, bởi đây có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nam khoa nguy hiểm.Như trường hợp của anh Đình N. – chồng chị H., tuy anh đã để bệnh kéo dài nhưng việc điều trị vẫn còn có thể, với tình trạng của anh chỉ cần dùng kháng sinh một thời gian kết hợp với chăm sóc tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ thì tình trạng bệnh sẽ được cải thiện.

Các bác sĩ cũng cho biết thêm, đau tinh hoàn trái, phải là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nam khoa nguy hiểm, nhưng nam giới hoàn toàn có cách phòng ngừa. Để phòng bệnh nam giới nên chú ý bảo vệ “vùng kín” khi chơi thể thao, không ngồi làm việc hoặc đi xe liên tục suốt 2- 3 tiếng mà nên thường xuyên đi lại để thả lỏng cơ thể, giữ vệ sinh vùng kín cũng là một cách hiệu quả để ngăn chặn nhiễm khuẩn. Trước và sau khi quan hệ, cả hai vợ chồng nên vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Đồng thời, để ngăn chặn việc nhiễm virus, vi khuẩn, nên áp dụng các biện pháp quan hệ tình dục an toàn, có bệnh hãy đi khám. Nếu đã lựa chọn, hãy lựa chọn những cơ sở y tế uy tín để đảm bảo bệnh được chữa một cách triệt để nhất.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *